Trang trước

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA NN – VH – NT KHMER NAM BỘ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM   

                     Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

  • Chương trình đào tạo: Ngôn ngữ Khmer
  • Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Khmer
  • Mã ngành: 7220106
  • Thời gian đào tạo: 3.5 năm
  • Văn bằng tốt nghiệp: Cử nhân
  1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Khmer có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và ngôn ngữ Khmer; sử dụng kiến thức chuyên môn để phục vụ cộng đồng; có kĩ năng xử lí công việc liên quan đến lĩnh vực chuyên môn và xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

  1. CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo Ngôn ngữ Khmer sẽ có thể:

2.1.Về kiến thức:

- Có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và ngôn ngữ Khmer, dịch thuật ngôn ngữ Khmer - Việt và kiến thức cơ bản về văn hoá Khmer nhằm trực tiếp phục vụ nhu cầu công việc xã hội cần và góp phần bảo tồn, phát triển tiếng nói, chữ viết và văn hóa cổ truyền của dân tộc Khmer;

- Tích luỹ được hệ thống tri thức khoa học những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, hiểu được những kiến thức cơ bản, có tính hệ thống về tư tưởng, đạo đức, giá trị văn hóa Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản của Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Có kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, kiến thức xử lí văn bản trên máy tính bằng tiếng Khmer đáp ứng yêu cầu học tập và công việc;

- Có kiến thức về lập kế hoạch, quản lí, điều hành hoạt động chuyên môn như thực hiện dự án nghiên cứu ngôn ngữ, thiết kế tour và điều hành tour du lịch, tổ chức sự kiện.

2.2.Về kĩ năng:

- Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lí thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kĩ năng giao tiếp tốt (nghe, nói, đọc, viết) bằng tiếng Khmer và tiếng Việt; có năng lực biên dịch và phiên dịch Khmer - Việt thành thạo; có kĩ năng nghiên cứu về ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ Khmer nói riêng; có kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo.

- Có kĩ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm, kĩ năng xử lí tình huống và giải quyết vấn đề; có kĩ năng tư duy phản biện, phê phán để đánh giá, giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên môn hoặc công việc đang đảm nhận.

- Có khả năng tổ chức thành lập đơn vị đào tạo tiếng Khmer, dịch thuật Khmer – Việt để tạo việc làm cho mình và cho những người có chuyên môn về ngôn ngữ Khmer.

- Có kĩ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí,...; có thể xử lí hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó; có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm; có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hi vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lí do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

- Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kĩ thuật;

- Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

- Thể hiện ham muốn khởi nghiệp.

2.4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Khmer trình độ Đại học, sinh viên có thể đảm nhận các công việc đặc thù liên quan đến ngôn ngữ Khmer ở nhiều lĩnh vực khác nhau như:

- Tham gia nghiên cứu về ngôn ngữ Khmer cho các viện, trường, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Giảng dạy tiếng Khmer (khi được trang bị thêm nghiệp vụ sư phạm) cho trường học từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông hoặc các bậc học cao hơn, cho các trung tâm đào tạo ngôn ngữ; các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Làm việc cho các tổ chức đoàn thể xã hội ở những vùng có đồng bào Khmer sinh sống, có nhu cầu sử dụng cán bộ thành thạo tiếng dân tộc. Đặc biệt là các cơ quan như Ban Dân tộc, Ban dân vận, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội nông dân,...

- Làm việc tại các cơ quan báo chí (báo Khmer, đài phát thanh truyền hình tiếng Khmer, đài truyền thanh, phòng văn hóa huyện), bệnh viện, các công ty dịch vụ, du lịch, thương mại trong và ngoài nước có nhu cầu nhân sự liên quan đến tiếng Khmer ở các vị trí biên - phiên dịch, phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, hướng dẫn viên, thư kí, quản lí,...

Ngoài các lĩnh vực trên, sinh viên tốt nghiệp còn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác có nhu cầu sử dụng tiếng Khmer.

TRƯỞNG KHOA                                                           TRƯỞNG BỘ MÔN

  

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NGÔN NGỮ VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT- KHMER NAM BỘ
Số 126 Nguyễn Thiện Thành, khóm 4, phường 5, TP.Trà Vinh
Điện thoại: (+84).294.3855246
Số nội bộ: 240; Email: vpkkhmer@tvu.edu.vn